Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao giọng hát khi thu âm lại không giống giọng nói bình thường? Đó là do cơ chế truyền âm thanh nội bộ và qua không khí sẽ mang lại kết quả âm sắc, âm lượng khác nhau. Đọc hết bài viết này, Fan sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về cơ chế truyền âm của giọng hát.
Giọng nói được hình thành từ sự kết hợp hài hòa, nhịp nhàng của nhiều bộ phận khác nhau, tạo nên tiếng nói cũng như tiếng hát. Kể đến bao gồm: phổi, phế quản, dây thanh đới (dây tiếng), cuống họng (yết hầu), khoang miệng và mũi.
Về nguyên lý hoạt động, âm sắc và âm lượng của giọng nói được tạo ra nhờ quá trình không khí được đẩy từ phổi ra phế quản, sau đó tác động lên dây thanh đới tạo ra âm thanh. Trong mỗi người chúng ta sẽ có 2 dây thanh đới nằm trong thanh quản: thanh đới mỏng/ngắn và thanh đới dày/dài, trong đó thanh đới càng mỏng thì âm phát ra sẽ càng cao và ngược lại. Sau khi âm thanh được tạo ra trong thanh quản sẽ được truyền ra ngoài không khí thông qua cuống họng (yết hầu) thông với đường miệng hoặc mũi.
Chúng ta cảm nhận được âm thanh do màng nhĩ tiếp nhận các rung động. Chúng được truyền qua 3 mẩu xương ở tai giữa, đi vào ốc tai.
Khi tiếp nhận một âm thanh ở bên ngoài, các sóng âm sẽ di chuyển qua ống tai, vào tai trong, đến ốc tai, rồi biến thành các tín hiệu thần kinh cho não bộ xử lý.
Tuy nhiên đây là quá trình truyền âm thông thường. Còn đối với khi bạn nghe âm thanh từ chính thanh quản của bạn phát ra thì khác đấy nhé!
Khi thanh quản của bạn phát ra âm thanh, chúng sẽ truyền trực tiếp vào não bộ của bạn mà không cần qua không khí bên ngoài. Bằng cách màng nhĩ tiếp nhận rung động từ xương hàm và xương sọ, quá trình này được gọi là "dẫn truyền quán tính qua xương", và nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh bạn nghe được. Cụ thể thì nó sẽ làm nổi bật lên các âm thanh ở tần số thấp, khiến âm giọng của bạn trầm hơn, êm ái và dễ chịu hơn so với thực tế qua thu âm.
Fan sẽ mách bạn một mẹo nhỏ, nếu bạn muốn nghe giọng nói của chính mình mà không muốn mất công ghi âm, chỉ cần bịt tai trái lại và nói. Giọng nói mà bạn nghe được cũng chính là giọng nói mà người khác nghe được khi họ nói chuyện với bạn đấy!
Đối với những bản thu âm, giọng hát của bạn lại trải qua một giai đoạn thu-phát liên quan đến thiết bị công nghệ. Điều này ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh mà bạn cảm nhận được. Vì thế, việc đầu tư dàn thiết bị thu âm là điều rất cần thiết để giúp bạn đánh giá chính xác giọng “thật” của mình mà mọi người nghe được là như thế nào.
Hình dung một cách đơn giản thế này: Âm thanh phát ra từ bạn được truyền trong không khí, sau đó được micro thu lại và truyền sóng âm sang loa, rồi từ loa phát lại di chuyển trong không khí một quãng đường rồi mới lọt vào tai của bạn.
Thông thường bản thu âm giọng của bạn sẽ cao hơn, thô hơn so với bạn nghĩ nhiều đấy. Đặc biệt là đối với những khách hàng đến thu âm lần đầu tại Fan, đa số họ đều tỏ ra rất bất ngờ, không tin đây là giọng “thật” của mình và họ cảm thấy nó rất lạ, không giống giọng nói thường ngày.
Cuối cùng, lý do chính khiến bạn không hài lòng giọng hát của mình trong mỗi bản thu âm là do bạn ít nghe thấy nó và chưa quen với nó mà thôi. Còn nếu bạn thật sự không thích giọng “thật” của mình và muốn sửa đổi, hãy đến ngay Fan Studio, Fan sẽ tư vấn cho bạn những bước can thiệp công nghệ thay đổi giọng hát. Có thể thêm âm trầm vào giọng hát, làm nó êm dịu hơn với những hiệu ứng lặp và vang nhẹ,… Liên hệ ngay số hotline 0902 559 066 để được nhận được tư vấn miễn phí nhé!
Phòng Thu Âm FAN STUDIO
Địa chỉ: 407 Sư Vạn Hạnh P.12, Q.10, Tp.HCM
Website: https://fanstudio.com.vn/ - Tel: 028 6299 7418 - Hotline: 0902 559 066
Liên hệ online trên facebook: Fan Studio
Tham khảo thêm:
⇒ Bảng Giá Phòng Thu Âm Chuyên Nghiệp FAN STUDIO
⇒ Hình Ảnh 4 Phòng Thu & Hoạt Động Trên Facebook