NHỮNG LỖI SAI THƯỜNG GẶP KHI ĐI THU ÂM

  • Xin chào các bạn, sau đây tôi sẽ chia sẻ với các bạn những lỗi sai thường gặp khi thu âm mà các bạn không chuyên thường mắc phải khi trình bày một ca khúc bất kì, điều này dẫn đến việc trình bài ca khúc của các bạn gặp khó khăn hơn, ca khúc của các bạn trình bày sẽ thiếu đi sự chuyên nghiệp, thiếu sự tinh tế.
    Gồm những lỗi sau.
     
    #1. Hát sai nhịp
    Nghĩa là: nhạc một đằng các bạn hát một nẻo, lỗi này thường gặp khi các bạn ngân nghỉ không đúng trường độ ở giữa các câu nhạc, lỗi này cũng thường gặp ở các bạn khi không làm chủ được tốc độ của nhạc Beat (nhạc nền). Nghĩa là các bạn thường xuyên hát trước nhịp hoặc hát chậm hơn so với nhịp của nhạc beat.
     
    #2. Hát sai cao độ (hát phô)
    Nghĩa là hát không đúng độ cao của nốt nhạc, lỗi này thường gặp ở những nốt cao hoặc những nốt thấp trong bài, các bạn hát không tới nốt.
     
     
    #3. Phát âm không chuẩn.
    Lỗi này thường rời vào những bạn sinh sống ở những vùng nói và phát âm không chuẩn.
    Ví dụ: ở các vùng miền bắc có rất nhiều địa phương, các bạn nói chữ L thành chữ N và ngược lại, còn các bạn miền nam, các bạn thường phát âm không chuẩn những từ phổ biến sau: con tim thành con tiêm, tình yêu thành tình iu, hay là chiêm bao thành chim bao...
    Lỗi này còn gặp ở những bạn phát âm không chuẩn những từ có dấu như là dấu hỏi thành dấu nặng, hay là dấu ngã thành dấu sắc, ... và dẫn tới bài hát của các bạn sẽ thiếu đi sự tinh tế. 
     
    #4. Tham luyến lấy.
    Luyến lấy thường được sử dụng ở những ca khúc mang màu sắc dân ca, bolero, trữ tình còn những ca khúc thuộc thể loại nhạc nhẹ và thính phòng thì sử dụng ít hơn và đặc biệt sử dụng ít là ở các ca khúc thính phòng, mang màu sắc ngợi ca, hùng tráng, nếu các bạn lạm dụng luyến lấy nhiều vào các ca khúc ngợi ca, hùng tràng sẽ làm cho bài hát sẽ mất đi sự tinh tế của ca khúc.
    Để có thể thể hiện được tình cảm của mình gửi gắm trong ca khúc, các bạn phải sử dụng rất nhiều kĩ năng khác nhau, như là: kĩ năng xử lí hơi, nhả chữ, chỗ nào cần to, chỗ nào cần nhỏ hay là chỗ nào cần lơi nhịp, chỗ nào cần phải vào đúng nhịp...vv...có rất nhiều kĩ năng khác nhau như thế, các bạn phải có được những kĩ năng này thì mới có thể thể hiện được cảm xúc của mình một cách đầy đặn nhất vào trong ca khúc mà mình lựa chọn.
     
    #5. Không kiểm soát được hơi thở
    Khi  các bạn không kiểm soát được hơi thở, các bạn rất dễ hụt hơi giữa chừng, hát chưa hết câu hoặc chưa hết ý đã phải dừn lại để lấy hơi, ngoài ra, khi các bạn chưa kiểm soát tốt hơi thở thì các bạn sẽ gặp phải một số hiện tượng sau: có những chỗ trong bài hát chỉ cần sử dụng một ượng hơi rất nhỏ để có thể hát được thì các bạn lại lấy hơi quá nhiều cho các đoạn như vậy, khiến cho việc nhả chữ của các bạn trở nên bị thô, (có nghĩ là: thô thiển). Và có những nốt hoắc đoạn cần lên cao, cần sử dụng nhiều hơi hơn thì các bạn lại không dồn được đủ hơi, chính vì vậy, rất đẽ bị hát không tới nốt, hát phô ở những nốt này hoặc chưa ngân được hết nốt thì chúng ta đã hết mất hơi.
     
     
    #6. Ngưng, nghỉ lấy hơi không không đúng chỗ
    Như các bạn đã biết, khi đọc đoạn thơ hay một đoạn văn, từ hết ý chúng ta sẽ đặt một dấu phẩy, và hết câu chúng ta đặt dấu chấm, và khi gặp dấu phẩy chúng ta sẽ nghỉ ngắn hơn và gặp dấu chấm chúng ta sẽ nghỉ dài hơi, tôi nói có đúng không các bạn???. 
    Và khi các bạn trình bài ca khúc cũng tương tự như vậy, các bạn phai hát hết 1 ý hoặc hát hết 1 câu mới được lấy hơi. Nếu như các bạn ngưng nghỉ lấy hơi không đúng chỗ, các bạn sẽ làm cho ca khúc của mình đang thể hiện trở nên bị vụn, các câu hát sẽ không được liền mạch, không được mượt mà tình cảm. Chính vì vậy cảm xúc của các bạn gửi gắm trong ca khúc cũng không được thể hiện ra.
     
    Như các bạn đã thấy, khi các bạn ngưng nghỉ không đúng chỗ, các bạn đã vô hình chung làm cho ca khúc đang thể hiện trở nên thiếu chuyên nghiệp, thiếu sự tinh tế.
     
     
    #7. Tham hát cao
    Các bạn thường chọn cho mình những bài hát có độ khó cao, âm vực rộng, thậm chí có nhiều âm treo để thể hiện, đôi khi có những bài hát ngay như chúng tôi cũng phải dành thời gian rất nhiều để tập luyện, xử lý, thì các bạn lại lấy ra sử dụng liền. Dẫn đến một hiện tượng các bạn phải sử dụng hết sức lực của cơ thể, gồng mình lên, hét lên để đạt được độ cao cần thiết. 
     
    Lời khuyên: các bạn chỉ nên chọn những bài hát có độ khó cao khi các bạn đã trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức và kĩ năng có thể thể hiện được hay, tốt những đoạn khó những ca khúc đó, còn nếu không các bạn hãy chọn cho mình những ca khúc đơn giản hơn, giai điệu và ca từ hay, đẹp, dễ nghe và như vậy ca khúc mà các bạn đang thể hiện sẽ dễ chạm tới trái tim của người nghe.
     
    Đây là những lỗi sai rất cơ bản mà Fan Studio muốn chia sẻ với các bạn. Hẹn gặp lại các bạn trong thời gian sớm nhất, mong rằng nhưng chia sẻ của Fan Studio ở trên sẽ giúp ích nhiều cho các bạn, giúp các bạn không bị vấp phải những lỗi sai không đáng có trong khi thể hiện ca khúc. Giúp các bạn hát hay hơn, chuyên nghiệp hơn.
     

    Liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kĩ hơn về các gói dịch vụ Thu âm Tổng đài qua hotline: 0902 559 066

     


    PHÒNG THU ÂM FAN STUDIO

    Địa chỉ: 407/10b,Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, Tp.HCM

    Tel: (08) 6299 7418 | Hotline: 0902 559 066

    Email: info@fanstudio.com.vn

    Đặt lịch online:

     Liên hệ online trên facebook: Facebook.com/Fan Studio


     Tham khảo thêm:

    ⇒ Bảng Giá Phòng Thu Âm Chuyên Nghiệp FAN STUDIO

    ⇒ Hình Ảnh 3 Phòng Thu & Hoạt Động Trên Facebook

    ⇒ Các Dịch Vụ Đa Dạng & Đặc Biệt Tại FAN STUDIO

    ⇒ Các Bản Thu Âm Mới

    ⇒ Giọng Ca Hàng Tuần Tại FAN STUDIO