Khi hát giọng gió, điều quan trọng nhất là bạn phải biết cách làm chủ hơi thở của mình. Lấy hơi từ lồng ngực sẽ khiến cho giọng ngắn hơn. Còn lấy hơi từ bụng lại có thể giữ lâu và tạo độ luyến láy cho âm vực của bạn.
Ngoài ra, giọng gió còn được tạo ra từ hơi thở ở mũi chứ không phải hoàn toàn từ miệng. Cho nên, bạn hãy tập luyện cách sử dụng hơi từ mũi. Có thể kiểm tra bằng cách bịt mũi lại nếu như thấy mất tiếng thì bạn đã sử dụng hơi từ mũi rồi đó. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nén hơi mũi quá hay ép họng dồn hơi vào mũi quá nhiều vì có thể sẽ khiến cho âm của bạn cho ra bị nghẹt mũi hoặc có thể làm cho giọng hát không được trong mà bị trầm. Việc này sẽ khiến cho người nghe có cảm giác khó chịu còn người hát cũng vì vậy mà thấy mất tự tin.
Bởi không phải ai cũng có thể hát hay ngay từ lần đầu tiên nên tất cả chúng ta mới cần có thời gian luyện tập. Và việc giọng hát được cải thiện như thế nào còn tùy thuộc rất nhiều vào sự chăm chỉ cũng như kiên trì của bạn.
Trước tiên, bạn nên lựa chọn những ca khúc mà ca sĩ hát bằng giọng gió sau đó cố gắng hát theo. Đây chính là cách để bạn nhận diện và làm quen với giọng gió. Bạn cần phải đảm bảo hát đúng nhịp nhất, giống với giọng ca sĩ nhất. Nếu như bạn hát và thấy giống tức là đã phần nào thành công rồi đấy. Khi tập hát, sẽ có lúc bạn cảm thấy khó chịu, có cảm giác chóng mặt do thiếu oxi, đau cơ bụng do việc lấy hơi… nhưng đừng vội nản chí. Hãy nghĩ đến kết quả cuối cùng bạn nhận được để cố gắng nhé!
Và việc tiếp theo bạn cần làm là tập luyện các bài tập mà chúng tôi gơi ý dưới đây:
1) Phát âm rõ ràng
Để có thể hát được giọng gió, thì đầu tiên bạn phải phát âm thật rõ ràng, chính xác từng từ ngữ một, không sai, như vậy mới truyền đạt được cảm xúc trong bài hát đến người nghe. Đồng thời luyện cách phát âm sẽ tròn tiếng và hay hơn.
Luyện cách phát âm rõ ràng cũng rất đơn giản, chỉ cần bạn dành thời gian mỗi ngày đọc khoảng mười trang sách. Và phải đọc thật kỹ từng chữ, đến khi nào nhập tâm đến nỗi trong khi nói chuyện bình thuờng ta cũng phát âm kỹ lưỡng từng chữ, là thành công.
2) Điều khiển được âm lượng và tốc độ nói:
Âm lượng khi nói có ảnh hưởng rất lớn đến việc luyện tập hát giọng gió. Nếu như bạn nói quá khẽ như người hụt hơi hoặc quá mạnh như quát mắng đều không thích đáng, chính vì thế bạn nên khống chế giọng hát chỉ ở một mức âm lượng vừa phải mà thôi. Phải đảm bảo nhả chữ thật rành rọt, đồng thời khúc chiết phải trong sáng, gãy gọn. Để làm được việc này, khi luyện tập bạn nên đứng trước gương để đảm bảo dễ theo dõi, và chỉnh sửa ngôn ngữ cơ thể cho chính xác.
Không chỉ có vậy, để giọng hát của bạn có thể hạ thấp được, tâm trạng cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều. Bởi vậy phải để tâm trạng thật thoải mái, hoặc liên tưởng đến một điệu nhạc quen thuộc để thoải mái hơn. Bạn hãy học cách nói chuyện thầm thì, và có những âm điệu khác nhau, lúc lên lúc xuống, trầm trầm bổng bổng, như vậy sẽ giúp cuốn hút người nghe hơn rất nhiều.
Tốc độ nói cũng ảnh hưởng ít nhiều đến giọng điệu nhạc cũng như tác động đến giọng gió của bạn. Bởi vậy, bạn nên tránh những tiết tấu nhạc đều đều suốt từ đầu đến cuối câu vì sẽ làm cho người nghe có cảm giác nhàm chán, không muốn nghe. Bởi vậy, hãy đảm bảo rằng câu nói của bạn phải có lúc nhanh hơn một chút, phải có lúc chậm hơn một chút, thậm chí có lúc ngưng hẳn để mọi người suy nghĩ.
Không nên nói quá nhanh hay nói quá chậm, bởi khi nói nhanh như vậy sẽ khiến người nghe cảm thấy khó chịu, đau đầu, vì phải tiếp nhận một lượng thông tin quá lớn. Còn nói quá chậm thì không khác gì ru ngủ người khác, gây cho họ cảm giác nhàm chán. Do vậy, bạn nên biết cạch đảm bảo điều chỉnh tốc độ sao cho lúc nhanh lúc chậm khác nhau, để phù hợp với người nghe.
3) Hình thành ngữ điệu êm ái, nhẹ nhàng
Chính việc tạo ra những ngữ điệu trầm bổng khác nhau, như vậy sẽ giúp biểu lộ được hết tình cảm, cũng như những ý nghĩa cần biểu đạt trong bài hát. Bên cạnh đó, chính ngữ điệu không đòi hỏi phải lả lướt như điệu nhạc, nhưng cũng rất cần sự êm ái, du dương, dễ chịu cho người nghe.
Một trong những phương pháp phổ biến nhất để hình thành và rèn luyện sự êm ái trong ngữ điệu bài hát, đó là bạn ghi âm lại gióng nói và nghe đi nghe lại một cách thật cẩn thận. Như thế nếu bạn tinh ý sẽ dễ dàng nhận biết được độ cao thấp đã đúng và đảm bảo hay chưa. Bên cạnh đó, chính việc thi thoảng bạn hát một giai điệu nào đó, cũng sẽ giúp tạo hiệu quả cao trong việc luyện ngữ điệu âm thanh.
4) Nhập tâm vào bài hát
Tất cả chúng ta đều phải thừa nhận, người hát hay là người truyền tải được tình cảm, cảm xúc của bài hát một cách tốt nhất. Chính vì vậy, ngoài việc rèn luyện kĩ thuật hát, bạn còn cần nhập tâm vào bài hát mà mình thể hiện. Để từ đó hiểu được ý nghĩa thực sự của câu từ và giúp cho khán giả, người nghe cũng cảm nhận được.
Bạn hãy cho người nghe thấy được sự chân thành từ chính bản thân mình. Sự chân thành chính sẽ tạo nên âm sắc riêng cũng như sự truyền cảm của bài hát mà bạn thể hiện. Đặt mình vào nhân vật, vào câu chuyện của nhân vật hay vào không gian của bài hát để thể hiện nó một cách hết mình. Việc còn lại, khán giả hay người nghe sẽ giúp bạn. Nếu bạn làm tốt, chắc chắn sẽ nhận được sự đồng cảm của tất cả mọi người.
Ví dụ, nếu thể hiện một bài hát về tình cảm của người mẹ dành cho đứa con nhỏ bé của mình, bạn có thể đặt mình ở vị trí một người con để mang đến cho người nghe cảm nhận về tình yêu bao la cũng như sự trân trọng, biết ơn của mình đối với mẹ. Còn nếu bạn đã là những người cha, người mẹ thì hãy cho người nghe thấy được sự bao dung, tình yêu vô bờ bến với đứa con của mình. Chỉ khi bạn thực sự là một “người kể chuyện” thì mới có thể kéo người khác vào và đồng cảm với câu chuyện của bạn.
Bước 1: Tập lấy hơi từ bụng.
+ Khi bắt đầu luyện tập, bạn hãy thử đặt 2 tay lên ngực và bụng, để xem cách cách hít thở sâu bình thường như thế nào. Khi bạn hít vào thì sẽ khiến ngực căng ra, thế nhưng bụng lại hơi co lại. Khi thở ra thì ngực xẹp xuống và bụng hơi phình ra.
+ Bạn cũng nên chủ động dùng ý chí để điều khiển hơi thở, và khi hít vào thì cùng lúc cố dồn, khí xuống vùng bụng.
+ Mỗi ngày bạn hãy chăm chỉ luyện tập như vậy, đảm bảo sau một tháng bạn sẽ thấy được hiệu quả bất ngờ luôn đó ạ.
Bước 2: Luyện mở vòm cộng minh (khoang miệng)
+ Để luyện phát âm trở nên hay hơn, hấp dẫn hơn, vậy thì bạn hãy cố gắng mở to vòm miệng để hơi từ bụng cộng hưởng bên trong khoang miệng, như thế sẽ tạo nên tiếng vang. Không chỉ có thể, khi sử dụng vòm cộng minh, sẽ giúp cho bạn không phải cố gắng lên giọng bằng dây thanh quản, cũng như đảm bảo cho giọng hát không bị khàn, bị ồm.
+ Khi luyện cách sử dụng vòm cộng minh, cố gắng phát âm to và tròn chữ, chậm và vang.
+ Sau khi thay đổi được cao độ, bạn sẽ dễ dàng phát âm từ các âm trầm tới âm bổng.
+ Khi bạn luyện tập, thì thời gian đầu bạn sẽ chưa quen, bạn sẽ dễ bị dùng nhầm bằng cách phát âm dựa chủ yếu vào cổ họng và danh thanh quản, và làm tiếng bị khản.
+ Không chỉ có vậy, khi phải phát âm to, cơ thể sẽ tự lựa, thêm vào đó là sự điều khiển cho chủ ý từ não, để sử dụng vòm cộng minh một cách hiệu quả.
+ Chính việc bạn tập lấy hơi từ bụng và sử dụng vòm cộng minh, sẽ giúp bạn hát được giọng gió tốt hơn, tự tin hơn rất nhiều và khiến người nghe thích thú.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi dành cho bạn về cách luyện giọng gió, mong rằng nó sẽ giúp ích nhiều cho các bạn, trong quá trình luyện tập. Bất kể điều gì cũng vậy, bạn phải luyện tập thật chăm chỉ mới có thể thành công được. Đừng nên nản lòng nản chí, nếu một ngày không được thì luyện tập hai ngày, nếu vẫn chưa ổn thì 1 tháng. Chỉ cần bạn cố gắng thì mọi vẫn đề đều có thể làm được.
Nếu như muốn chia sẻ thêm những kinh nghiệm trong việc luyện tập hát giọng gió, hay luyện tập làm sao để hát hay, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo hotline 0902 559 066 nhé!
PHÒNG THU ÂM FAN STUDIO
Địa chỉ: 407/10b,Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, Tp.HCM
Tel: (08) 6299 7418 | Hotline: 0902 559 066
Email: info@fanstudio.com.vn
Liên hệ online trên facebook: Facebook.com/Fan Studio
Tham khảo thêm:
⇒ Bảng Giá Phòng Thu Âm Chuyên Nghiệp FAN STUDIO
⇒ Hình Ảnh 3 Phòng Thu & Hoạt Động Trên Facebook