Chúng ta thường nghĩ rằng âm nhạc là ngành thiên về nghệ thuật, còn chính trị mạnh về thuyết âm mưu, những toan tính. Nhưng đằng sau lớp vỏ tưởng chừng tách biệt đó, mối quan hệ người nghệ sĩ với người làm chính trị trong thời đại mới ngày càng trở nên mật thiết.
Trước hết là sự lan tỏa. Xét về quyền lực, người làm nghệ thuật và người làm chính trị được xem là mối quan hệ cộng sinh. Trong thời đại kỹ thuật số và công nghệ thông tin, nổi tiếng đồng nghĩa là một dạng “quyền lực mềm”. Người nghệ sĩ có khả năng khuấy động đám mê và sức lan tỏa đến công chúng. Còn người làm chính trị là người đề xướng những luật lệ, và sự thay đổi của luật pháp nói chung và luật trong lĩnh vực văn hóa – giải trí nói riêng đều tác động trực tiếp đến người nghệ sĩ. Vì thế, chính trị và ngôi sao thế giới có mối quan hệ tốt, bởi lẽ, họ cùng nhau phát triển và củng cố địa vị có lợi cho mình.
Gilberto Gil
Âm nhạc cũng là cách lan tỏa các sự kiện chính trị đình đám theo cách khán giả dễ tiếp nhận nhất. Thậm chí, một số nghệ sĩ tham gia vào bộ máy chính trị. Đơn cử, ca sĩ Gilberto Gil từng giữ chức Bộ trưởng Văn hóa dưới thời Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva từ năm 2003 đến 2008. Tháng 9/2003, Gil đã cất giọng hát tại trụ sở Liên hợp quốc trong sự kiện tưởng niệm các nạn nhân vụ đánh bom 19/8 tại tòa nhà của cơ quan này ở Baghdad, Iraq. Ông muốn truyền tải thông điệp hòa bình, chỉ trích cuộc chiến tranh tại Iraq do Mỹ tiến hành.
Trong lĩnh vực chính trị ngoại giao, việc sử dụng âm nhạc chính là cách để khiến chính trị thành công, bởi lẽ, âm nhạc góp phần quảng cáo hình ảnh đất nước một cách tốt nhất.
Marilyn Monroe
Tất nhiên, giới nghệ sĩ và chính trị gia cũng có sự nảy sinh tình cảm, những mối quan hệ tình ái, cả sự thực dụng và những mánh lới chiêu trò. Điển hình là Marilyn Monroe. Dư luận đồn đại Monroe có quan hệ tình cảm với cả hai anh em tổng thống John và Robert Kennedy từ những năm 1960 và gây nên một vụ tai tiếng lớn. Đến bây giờ, cái chết của cô vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong nhiều thập niên.
John Lennon
Âm nhạc và chính trị đôi khi cũng có thể gây ra những xích mích có thể khiến rúng động dư luận. John Lennon là đại diện cho minh chứng này. Dẫu bắt được thủ phạm, nhưng Yoko, vợ của huyền thoại nhạc Rock không tin cái chết của ông là ngẫu nhiên. Khi còn sống, John được mệnh danh là nghệ sĩ hoạt động chính trị, kêu gọi hòa bình cho thế giới mạnh mẽ nhất. Vì thế, nhiều nguồn tin đồn đại sau cái chết của John Lennon cho rằng, anh là nạn nhân của những tổ chức cao hơn liên quan đến chính trị. Trước ngày tai họa đó, không ít lần John nhận được những bức thư có nội dung hăm dọa.
Chính vì thế, âm nhạc và chính trị tuy rằng nằm ở hai thái cực hoàn toàn khác nhau, nhưng thực chất lại có sự liên quan mật thiết. Người làm chính trị sẽ được củng cố địa vị và sức ảnh hưởng của mình thông qua nghệ sĩ. Ngược lại, người làm nghệ thuật sẽ tránh được sự “tấn công” luật pháp bởi những nhà cầm quyền.