Dư luận nổi sóng khi đến cả Quốc ca cũng phải được cấp phép lưu hành

  •  Không chỉ gây “bão” trong dư luận thời gian vừa qua về việc cấp phép bừa bãi các ca khúc cách mạng trước và sau 1975, mới đây, thông tin về ca khúc “Tiến quân ca” – Quốc ca của nước Việt Nam cũng… phải được cấp phép đã khiến dư luận phẫn nộ và khó hiểu.

    tiên quân ca

    "Tiến quân ca" nằm trong danh mục vừa được cấp phép

    Theo thông báo mới nhất, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch) vừa có văn bản "phổ biến rộng rãi" hơn 300 ca khúc trong đó chủ yếu là các ca khúc nhạc cách mạng. Đặc biệt, ngay cả bài “Tiến quân ca” của cố nhạc sĩ Văn Cao cũng vừa được Cục này đưa vào danh sách "phổ biến rộng rãi".

    Cần phải nói rõ, bài Tiến quân ca từ năm 1976, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua việc lựa chọn làm Quốc ca của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tác phẩm mặc nhiên trở thành tài sản Quốc gia, trở thành một tác phẩm âm nhạc được sử dụng nghiêm cẩn trong Lễ chào cờ, khánh tiết ngoại giao, không ai được cho phép hay không cho phép phổ biến rộng rãi tác phẩm âm nhạc này.

    cấp phép

    Ca khúc "Con đường xưa em đi" mở đầu cho "chuỗi" cấp phép phi lý của Cục Quản lý Nghệ thuật

    Thông tin đã mặc nhiên hủy đi sự trang trọng và nghiêm cẩn của một ca khúc mang danh dự của cả một dân tộc. Theo tác dụng của việc phổ biến rộng rãi, 300 ca khúc được đưa ra trong danh sách thời gian vừa qua đang phải phổ biến “chui” hay nói cách khác là những ca khúc nghiêm cấm phổ biến? Và ngay cả Quốc ca cũng cần phải được cấp phép trước khi sử dụng, trong khi nhà nước đã mặc nhận đây là giai điệu của cả tổ quốc?

    như có bác hồ trong ngày vui đại thắng

    Ca khúc “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” cũng chỉ vừa được cấp phép hôm qua

    Ngoài “Tiến quân ca”, “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” cũng là ca khúc chỉ vừa được phổ biến cách đây 2 ngày. Bên cạnh bài “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” còn có rất nhiều ca khúc quen thuộc khác: “Chào em cô gái Lam Hồng”, “Biết ơn Võ Thị Sáu”, “Bộ đội về làng”, “Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây”, “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”...

    Những quyết định vừa đưa ra của Cục Quản lý Nghệ thuật đang dần trở nên vô giá trị và là trò cười cho dư luận. Hàng loạt các ca khúc được phổ biến hàng chục năm trong nhân dân giờ mới được chính thức cấp phép lưu hành và phổ biến. Động thái này được cho là khá thừa thãi và vô lý đối với các tình khúc vàng, những sáng tác có giá trị với nền âm nhạc dân tộc.

    nối vòng tay lớn

    "Nối vòng tay lớn" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

    Chỉ một thời gian ngắn, Cục Quản lý Nghệ thuật đang thực hiện những quyết sách phi lý đối với nhạc sĩ và ca sĩ thể hiện các ca khúc bị cấm đoán thời gian vừa qua. Việc đưa ra các quyết sách này thể hiện một tư suy yếu kém và thiếu tinh thần phát huy của Cục. Và nếu còn thêm bất kì những ca khúc nào có sức nặng hơn “Tiến quân ca” được cấp phép, có lẽ dư luận và nhà nước cần nhìn lại vai trò hiện tại của Cục Quản lý Nghệ thuật.

    Theo Nhật Anh - tinnhac.com

     


    PHÒNG THU ÂM FAN STUDIO

    Địa chỉ: 243 Tô Hiến Thành, P.13, Q.10, Tp.HCM

    Tel: (08) 6299 7418 | Hotline: 0902 559 066

    Email: info@fanstudio.com.vn

    Đặt lịch online:

     Liên hệ online trên facebook: Facebook.com/Fan Studio


     Tham khảo thêm:

    ⇒ Bảng Giá Phòng Thu Âm Chuyên Nghiệp FAN STUDIO

    ⇒ Hình Ảnh 4 Phòng Thu & Hoạt Động Trên Facebook

    ⇒ Các Dịch Vụ Đa Dạng & Đặc Biệt Tại FAN STUDIO

    ⇒ Các Bản Thu Âm Mới

    ⇒ Giọng Ca Hàng Tuần Tại FAN STUDIO