Auto-Tune, công nghệ ‘phù thủy’ khiến ca sỹ hát dở cũng thành hát hay

  •  “Do you believe in life after love?”, đây là câu hát nổi tiếng trong ca khúc Believe của Cher mà phần lớn những người là fan của âm nhạc US - UK đều biết. Ca khúc đánh dấu sự trở lại của Cher vào năm 1998 này cũng được ghi nhận là lần đầu tiên một công nghệ có tên Auto-Tune được tận dụng đậm nét tới vậy trong một tác phẩm âm nhạc. CNN đánh giá đây là công nghệ chỉnh giọng đã thay đổi ngành công nghiệp âm nhạc.

    Ca khúc “Believe” của Cher, một trong những bản hit thành công nhất những năm 90 của thế kỉ trước.

    Auto-Tune có thể được sử dụng để chỉnh giọng hát sao cho nó hòa hợp một cách hoàn hảo với nhịp điệu. Nếu được sử dụng đúng lúc đúng chỗ và nhẹ nhàng, việc áp dụng công nghệ này có thể hợp lý đến mức không thể nhận ra. Thế nhưng, trong bài nhạc của Cher, nhà sản xuất đã chỉnh Auto-Tune tới cấp độ 11, tạo ra một âm thanh nghe như một sự pha trộn giữa giọng người và giọng robot.

    Andy Hildebrand, người tạo ra Auto-Tune, chia sẻ với CNN: “Tôi từng nghĩ là, ok, mình sẽ đặt ra một thiết lập như thế trong phần mềm. Nhưng chẳng bao giờ tôi nghĩ rằng sẽ có ai đấy dùng nó.”

    Sau khi Cher ra mắt Believe, nhiều người gọi hiệu ứng âm thanh trong bài hát là “hiệu ứng Cher”. Believe cũng trở thành một trong những bản hit thành công nhất những năm 90 thế kỉ trước.

    Auto-Tune được ra đời như thế nào? Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết mọi thứ bắt đầu với việc phân tích các dữ liệu địa chất khi tìm kiếm dầu mỏ.

    Đó là công việc trước đây của Hildebrand: “Các công ty dầu mở sẽ kích nổ trong lòng đất hoặc dưới nước, và rồi họ có các loại cảm biến để phân tích những phản hồi của vụ nổi để phát hiện dầu,” ông giải thích.

    Công nghệ này được phát triển bởi ông lớn dầu mỏ Mỹ Halliburton vào năm 1995 và nó giúp sản lượng sản xuất nội địa ở Mỹ tăng từ 30% lên tới 60%, mang về cho công ty này 1 tỷ USD mỗi năm. “Nó sử dụng khoa học tương tự các xử lý các tín hiệu điện tử,” Hildebrand, một nhạc sỹ lâu năm về sau đã áp dụng khoa học này vào các bài hát.

    Hildebrand chỉ mất một tháng để làm điều này. “Trước khi có Auto-Tune, các phòng thu sẽ chỉnh giọng bằng cách yêu cầu ca sỹ hát lại một đoạn nhiều lần. Con số lặp lại có thể lên tới 100 lần và rồi họ ghép chúng lại với nhau để tạo ra một đoạn nhạc hài hòa nhất.”

    Auto-Tune làm tất cả chỉ bằng một nút bấm.

    Một nút bấm thần thánh khiến ca sỹ hát chuẩn không cần chỉnh không ngạc nhiên là một cú sốc với ngành công nghiệp thu âm: “Chỉ trong vòng một năm chúng tôi đã bán công nghệ tới tất cả các phòng thu lớn trên thế giới, đó là khoảng thời gian sau khi Believe của Cher ra mắt khoảng 1, 2 năm gì đó,” Hildebrand nhớ lại.

    “Tôi nghĩ nó thật tuyệt! Ngay cả khi họ đã dùng một thiết lập rất tệ hoặc tôi gọi nó là tệ bởi tôi không thiết kế phần mềm để nó được dùng như thế: Auto-Tune đã tạo ra hiệu ứng robot bởi nó thay đổi giọng hát ngay lập tức theo từng nốt,” Hildebrand nhận xét về Believe. Thế nhưng, những tranh cãi cũng bắt đầu nổ ra: Auto-Tune là một món quà hay một thảm hóa với ngành công nghiệp âm nhạc.

    Năm 2010, Time liệt kê công nghệ này vào danh sánh 50 phát minh tồi tệ nhất, gọi nó là “công nghệ có thể khiến ca sỹ tệ nghe có vẻ hay và ca sỹ thực sự tệ thì nghe như robot.”

    Nhóm nhạc Indie Deathe Cab for Cutie thậm chí đã xuất hiện tại Grammys 2009 với những dây đeo màu xanh để “nâng nhận thức chống lại việc lạm dụng Auto-Tune”. Cùng năm, Jay-Z, một trong những người phản đối Auto-Tune, cũng ra mắt ca khúc D.O.A. - Death of autotune.

    Britney Spears cũng vướng vào một vụ lùm xùm Auto-Tune khi ca khúc Alien phiên bản chưa chỉnh sửa của cô bị rò rỉ vào giữa năm 2014 và được xem so sánh với phiên bản áp dụng Auto-Tune khá nhiều trong album Britney Jean.

    “Các ca sỹ học cách dùng nó và khá thích nó, nhưng họ có một mối quan hệ yêu - ghét với nó: họ không muốn người khác biết họ cần Auto-Tune,” Hildebrand chia sẻ.

    Dường như Auto-Tune đã như thể Photoshop trong nhiếp ảnh: ai cũng dùng nhưng chẳng ai thích thừa nhận mình dùng.

    Theo saostar.vn

     


    PHÒNG THU ÂM FAN STUDIO

    Địa chỉ: 407/10b,Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, Tp.HCM

    Tel: (08) 6299 7418 | Hotline: 0902 559 066

    Email: info@fanstudio.com.vn

    Đặt lịch online:

     Liên hệ online trên facebook: Facebook.com/Fan Studio


     Tham khảo thêm:

    ⇒ Bảng Giá Phòng Thu Âm Chuyên Nghiệp FAN STUDIO

    ⇒ Hình Ảnh 4 Phòng Thu & Hoạt Động Trên Facebook

    ⇒ Các Dịch Vụ Đa Dạng & Đặc Biệt Tại FAN STUDIO

    ⇒ Các Bản Thu Âm Mới

     ⇒ Giọng Ca Hàng Tuần Tại FAN STUDIO